hot Tham gia nhóm thảo luận về Sơn Nước trên mạng xã hội Facebook hot
Diễn đàn sơn nước là sân chơi chất lượng dành cho cộng đồng Sơn Nước trên toàn quốc hot
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin/kiến thức/tư vấn về sơn nước TẠI ĐÂY
Xin HÃY nhấn nút REPORT khi gặp topic spam. Comment trong topic spam sẽ bị BAN NICK không thông báo trước
Dịch vụ Gia công Sơn Nước, Đăng ký dịch vụ Gia công sơn cùng AZ Paint.

Cách phân biệt sơn gốc nước và sơn gốc dầu

Sơn gốc nước và sơn gốc dầu có sự khác nhau cơ bản về thành phần, kết cấu cũng như ứng dụng. Để người dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, bài viết sau đây sẽ nêu ra một số đặc điểm của từng dòng sơn để giúp các bạn phân biệt sơn gốc nước và sơn gốc dầu nhé!


SƠN GỐC DẦU VÀ KẾT CẤU CỦA SƠN GỐC DẦU

1. Sơn gốc dầu: Dung môi để pha sơn chính là dầu


Chất liên kết trong sơn dầu có nguồn gốc thiên nhiên hoặc được đặc chế. Chất liên kết gốc dầu ngũ cốc này sẽ bị khô khi tiếp xúc với không khí. Thông thường dầu sử dụng trong công nghiệp sơn có nguồn gốc từ cây gai, cây trấu và cây đậu nành

Ngày nay, sơn ít được làm bằng dầu ngũ cốc, thay vào đó là các loại dầu được chế biến từ các chất hữu cơ. Đặc tính của hỗn hợp này là lớp sơn cứng và khô nhanh hơn. Các loại sơn lót cũng được pha chế từ sự kết hợp dầu và xăng thơm

2. Kết cầu của sơn gốc dầu: Màng sơn của gốc dầu sẽ trải qua 2 giai đoạn khi khô
  • Khi sơn một số hỗn hợp sẽ bốc hơi để lại chất liên kết và các tinh màu
  • Sau đó chất liên kết tự khô và phản ứng của các hóa chấ bắt đầu bị oxy hóa với không khí và tạo thành một lớp màng cứng giòn, dễ vỡ đưa đến hậu quả không tốt
Ví du như: ngả vàng kể cả những nơi không tiếp xúc với ánh sáng. Ngoài ra, vì phản ứng oxy hóa này còn tiếp diễn nên màng sơn càng lúc càng cứng giòn và một khi bề mặt bị co giãn, màng sơn sẽ bị nứt. Sơn dầu cho nội thất thường hay bị bong tróc nếu có va chạm trong thời gian mới sơn.

SƠN GỐC NƯỚC VÀ KẾT CẤU CỦA SƠN GỐC NƯỚC

1. Sơn gốc nước: Dùng nước làm dung môi pha sơn


Trước năm 1950 tại Hoa Kì hầu hết các loại sơn đều là gốc dầu Đến năm 1975 chỉ 25 năm sau, trước khi những quy định về sơn ra đời, 75% các loại sơn đề được đổi sang gốc nước. Ngày nay tỉ lệ này đã lên đến 85-90%

  • Sơn gốc nước làm giảm rủi ro gây hỏa hoạn và an toàn cho sức khỏe cho nhân công hơn, mùi nhẹ hơn và cũng ít ảnh hưởng môi trường hơn so với sơn gốc dầu
  • Sơn gốc nước rất thông dụng cho các nhà thi công chuyên nghiệp lẫn người mua sơn về tự làm vì đặc tính dễ lau chùi
  • Sơn nước cao cấp ngày nay tạo ra rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng vì được làm bằng công nghệ nhựa polymer tân tiên nhất
Đối với ngoại thất, sơn nước có đặc tính bền tốt hơn nhờ giữ màu lâu hơn và chống phấn hóa cũng tốt hơn sơ với sơn gốc dầu. Do đó, màu sắc sẽ không hề xấu đi trong nhiều năm liền
  • Sơn gốc nước không giòn như sơn gốc dầu, nên không bị nứt khi thời tiết thay đổi
  • Ngoài ra, sơn gốc nước cũng khô nhanh hơn sơn gốc dầu (khoảng 1-6 giờ) nên rút ngắn được thời gian thi công
Ngày nay, sơn gốc nước với 100% Acrylic còn được lựa chọn để sơn cho các bề mặt ngoại thất ở sau đây:
  • Gỗ, ở những nơi có nhiệt độ thấp
  • Vữa, hồ mới xây thô xong
  • Thanh trang trí Vinyl
2. Kết cấu của sơn nước: Màng sơn nước được kết cấu theo một cách khác
  • Một khi nước bốc hơi, những phân tử của các nguyên vật liệu trong sơn sẽ tụ lại gần nhau
  • Cuối cùng, một màng sơn được hình thành với độ co giãn và ngăn cản nước tốt. Vì không bị phản ứng của oxy hóa nên màng sơn có độ co giãn cao với tuổi thọ khá cao
Ngày nay hầu hết các dòng sơn nước đều được sản xuất theo công nghệ đan chéo (CrossLinking). Do đó, màng sơn nước ở dạng cấu trúc khe hở giúp hơi nước từ trong thoát ra ngoài dễ dàng, nên người ta nói rằng màng sơn "thở được". Đây là đặc tính độc đáo mà sơn dầu không sở hữu và vì thế màng sơn dầu thường hay bị ngã vàng, nứt, bong tróc một khi bên trong còn độ ẩm hoặc nhựa gỗ chưa được sấy.
 
anti ddos
Trên