hot Tham gia nhóm thảo luận về Sơn Nước trên mạng xã hội Facebook hot
Diễn đàn sơn nước là sân chơi chất lượng dành cho cộng đồng Sơn Nước trên toàn quốc hot
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin/kiến thức/tư vấn về sơn nước TẠI ĐÂY
Xin HÃY nhấn nút REPORT khi gặp topic spam. Comment trong topic spam sẽ bị BAN NICK không thông báo trước
Dịch vụ Gia công Sơn Nước, Đăng ký dịch vụ Gia công sơn cùng AZ Paint.

Chia sẻ kinh nghiệm mở đại lý sơn cho người mới bắt đầu

thaivt4122

New member
Nhu cầu xây dựng tại nước ta hiện đang rất cao, nó kéo theo những ngành như vật liệu xây dựng, sơn nước... phát triển rất nhanh. Nhiều thương hiệu sơn trong và ngoài nước đang có thị phần rất lớn tại Việt Nam như Dulux, Jotun, Toa, Nippon, Kova, Bewin, Dura... khiến cho thị trường sơn nước rất sôi động. Nhiều người nhận thấy tiềm năng này và lựa chọn các hình thức mở đại lý sơn khác nhau. Tuy nhiên, nếu muốn thành công thì bắt buộc phải đầu tư kỹ lưỡng từ những yếu tố từ tài chính cho tới kiến thức về sơn nước.
1. Kiến thức cơ bản về sơn
Các kiến thức nền về sơn là cực kỳ quan trọng, nó quyết định tới khả năng tư vấn khách hàng của bạn. Dù bạn kinh doanh loại sơn nào cũng cần phải trang bị những kiến thức cơ bản, bao gồm, thành phần sơn, màu sắc, pha màu, bột trét...
Sơn là một vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng, nó liên quan mật thiết tới các vật liệu khác trong quá trình thi công, do đó người kinh doanh sơn cần có những kiến thức cơ bản về các bước và thời gian thi công sơn, các yếu tố chất lượng đi cùng với nó. Việc thấu hiểu kỹ về các thương hiệu và loại sơn khác nhau giúp bạn dễ dàng tư vấn khách hàng lựa chọn được loại sơn phù hợp với công trình của họ.
2. Nghiên cứu thị trường khu vực
Chính sách bán hàng của các thương hiệu sơn sẽ khách nhau tại từng khu vực. Việc tìm hiểu này giúp bạn hiểu rõ hơn thói quen, hành vi và những thuận lợi, khó khăn của bạn. Những thương hiệu lớn như Jotun, Dulux thông thường sẽ có sự cạnh tranh rất cao tại các thành phố lớn, trong khi những khu vực ít phát triển hơn những thương hiệu như Nippon, Toa... lại có lượng khách hàng lớn hơn do mức giá cạnh tranh hơn.
Việc đánh giá thị trường khu vực và mật độ đại lý đối thủ sẽ giúp bạn có những bước chuẩn bị tốt nhất trong quá trình mở đại lý của mình.
3. Chuẩn bị tài chính
Xác định chi phí mở đại lý sơn là bước đi không thể thiếu khi chuẩn bị bắt đầu kinh doanh. Thông thường, bạn cần có ít nhất khoảng 300 triệu tiền vốn.
Con số cụ thể cho từng đại lý phụ thuộc vào chính sách và quy mô của đại lý đó. Bạn cần xác định rõ chi phí cần chuẩn bị cho từng mục riêng biệt như: mặt bằng kinh doanh, lương nhân viên, chi phí giao nhận, tiền nhập hàng và công nợ…
4. Tìm hiểu chính sách đại lý của các hãng
Mỗi hãng sơn có một chính sách bán hàng khác nhau dành cho các đại lý. Thông thường những hãng lớn có chất lượng và uy tín có mức tăng trưởng tốt sẽ có mức độ tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn nên mức chiết khấu cho đại lý sẽ nhỏ hơn các thương hiệu ít phổ biến. So với các thương hiệu lớn, những hãng sơn ít có tên tuổi sẽ có thị trường khó hơn tuy nhiên mức chiết khấu dành cho đại lý thường rất cao.
Tùy thuộc vào chính sách hoặc mức cam kết doanh số của đại lý với nhà sản xuất mà có thể nhận được các khoản hỗ trợ bán hàng như: bảng hiệu, công cụ bán hàng…
5. Lựa chọn mở đại lý sơn cấp 1 hay cấp 2
Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ những thông tin trên, bạn có thể căn cứ vào những kiến thức, kinh nghiệm cùng với khả năng tài chính cũng như các mối quan hệ của mình để có thể lựa chọn mở đại lý sơn cấp 1 hoặc cấp 2.
Bạn có thể chọn làm đại lý cấp 2 cho các cửa hàng sơn lớn, uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm. Việc này sẽ đảm bảo bạn không tốn quá nhiều chi phí cũng như nhân lực cho quá trình lấy hàng cũng như vận chuyển và các hệ thống kho bãi. Tuy nhiên, do phải lấy lại sơn từ các đại lý cấp 1 nên bạn sẽ nhận được mức lợi nhuận thấp cũng như không nhận được các ưu đãi trực tiếp từ nhà sản xuất.
 
anti ddos
Trên