Vì sao phải dùng kính lọc cho máy ảnh? Hy vọng với những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời phù hợp nhất
>> Xem thêm Máy ảnh Nikon chính hãng giá tốt nhất 2021
Trước tiên là để bảo vệ
Kính lọc sẽ được gắn lên phía trước ống kính, nếu bỏ qua hết tất cả những hiệu ứng hình ảnh mà nó mang lại, thì thứ khiến nó có giá trị chính là việc bảo vệ cho ống kính. Ống kính được ví như đôi mắt của máy ảnh, nếu đôi mắt bị trầy xước, bị hỏng, đương nhiên cả bộ đồ nghề của bạn sẽ trở nên vô dụng. Hoạt động nhiếp ảnh đòi hỏi phải có sự sáng tạo không ngừng, người chụp phải thường xuyên di chuyển tới các địa hình, vị trí với các tác động khác nhau của những kiểu thời tiết và không gian khác nhau. Ví dụ như:
– Tránh sự va đập của các vật thể khi tiếp xúc: Nếu chẳng may trong lúc di chuyển, ống kính của bạn bị va vào bất cứ một vật thể nào đó, bạn cũng không phải lo lắng cho ống kính. Với những bức ảnh không yêu cầu chất lượng quá cao, ống kính bị xước chưa phải vấn đề lớn, nhưng với các thể loại khó như chụp ngược nắng hay phơi sáng nghệ thuật thì bạn sẽ thất vọng.
>>> Tìm hiểu thêm sản phẩm máy quay Gopro 9 hay DJI Osmo Pocket 2
– Giảm thiểu sự xâm nhập của hơi ẩm và bụi: Đây là hai yếu tố khiến người chơi ảnh đau đầu nhất. Nếu ống kính bị hơi ẩm xâm nhập, nó có thể bị nấm mốc tấn công gây ra hiện tượng rễ tre làm ảnh hưởng chất lượng ảnh. Về lâu về dài có thể ống kính sẽ không sử dụng được. Hoặc những hạt bụi cũng có thể làm ảnh hưởng tới sự vận hành của ống, khiến chúng không linh hoạt. Đã có rất nhiều trường hợp người chơi phải mất một số tiền khá lớn để xử lý vấn đề này.
Vì nó là đôi mắt của ống kính
Ống kính là đôi mắt của máy ảnh, nhưng kính lọc lại là đôi mắt của ống kính. Thực tế là dù công nghệ có phát triển tới đâu đi nữa thì cũng khó có thể tạo ra những hiệu ứng đặc biệt, nếu chỉ có thân máy và ống kính. Có rất nhiều loại kính lọc khác nhau với chức năng và nhiệm vụ cũng khác nhau. Mỗi loại lại cho ra một chất màu khá đặc trưng mà những tay chuyên trị ảnh thiên nhiên luôn mang theo bên mình:
– Làm dịu hoặc tăng cường ánh sáng khi chụp ảnh: Ngoài tam giác đo sáng ISO – tốc độ – khẩu độ thì việc giảm bớt lượng sáng đi vào cảm biến cũng phụ thuộc khá lớn vào kính lọc. Như đã trình bày, không phải lúc nào thân máy và ống kính cũng làm tốt nhiệm vụ điều khiển lượng ánh sáng đi vào cảm biến. Với những trường hợp bạn không thể điều chỉnh các thông số thêm được nữa thì kính lọc sẽ là cứu tinh cho bạn.
– Cho ra nhiều hiệu ứng màu sắc khác nhau: Bạn có chắc là bạn có đủ khả năng để hậu kỳ chỉnh sửa ảnh như ý mình không? Phần lớn chúng ta ỷ lại vào các phần mềm chỉnh sửa ảnh, cứ tự nhủ chỉ cần chụp RAW về là dư sức cho ra ảnh như mình muốn sau khi đã qua Photoshop hoặc Lightroom. Nhưng ngay chính các cao thủ trong khâu hậu kỳ cũng thừa nhận rằng không thể có được những hiệu ứng ấn tượng như khi sử dụng kính lọc, đặc biệt là các loại kính lọc đắt tiền.
Nguồn: https:/kpnet.vn/ban-co-bao-gio-tu-hoi-tai-sao-phai-dung-kinh-loc-cho-may-anh.html
>> Xem thêm Máy ảnh Nikon chính hãng giá tốt nhất 2021
Trước tiên là để bảo vệ
Kính lọc sẽ được gắn lên phía trước ống kính, nếu bỏ qua hết tất cả những hiệu ứng hình ảnh mà nó mang lại, thì thứ khiến nó có giá trị chính là việc bảo vệ cho ống kính. Ống kính được ví như đôi mắt của máy ảnh, nếu đôi mắt bị trầy xước, bị hỏng, đương nhiên cả bộ đồ nghề của bạn sẽ trở nên vô dụng. Hoạt động nhiếp ảnh đòi hỏi phải có sự sáng tạo không ngừng, người chụp phải thường xuyên di chuyển tới các địa hình, vị trí với các tác động khác nhau của những kiểu thời tiết và không gian khác nhau. Ví dụ như:
– Tránh sự va đập của các vật thể khi tiếp xúc: Nếu chẳng may trong lúc di chuyển, ống kính của bạn bị va vào bất cứ một vật thể nào đó, bạn cũng không phải lo lắng cho ống kính. Với những bức ảnh không yêu cầu chất lượng quá cao, ống kính bị xước chưa phải vấn đề lớn, nhưng với các thể loại khó như chụp ngược nắng hay phơi sáng nghệ thuật thì bạn sẽ thất vọng.
>>> Tìm hiểu thêm sản phẩm máy quay Gopro 9 hay DJI Osmo Pocket 2
– Giảm thiểu sự xâm nhập của hơi ẩm và bụi: Đây là hai yếu tố khiến người chơi ảnh đau đầu nhất. Nếu ống kính bị hơi ẩm xâm nhập, nó có thể bị nấm mốc tấn công gây ra hiện tượng rễ tre làm ảnh hưởng chất lượng ảnh. Về lâu về dài có thể ống kính sẽ không sử dụng được. Hoặc những hạt bụi cũng có thể làm ảnh hưởng tới sự vận hành của ống, khiến chúng không linh hoạt. Đã có rất nhiều trường hợp người chơi phải mất một số tiền khá lớn để xử lý vấn đề này.
Vì nó là đôi mắt của ống kính
Ống kính là đôi mắt của máy ảnh, nhưng kính lọc lại là đôi mắt của ống kính. Thực tế là dù công nghệ có phát triển tới đâu đi nữa thì cũng khó có thể tạo ra những hiệu ứng đặc biệt, nếu chỉ có thân máy và ống kính. Có rất nhiều loại kính lọc khác nhau với chức năng và nhiệm vụ cũng khác nhau. Mỗi loại lại cho ra một chất màu khá đặc trưng mà những tay chuyên trị ảnh thiên nhiên luôn mang theo bên mình:
– Làm dịu hoặc tăng cường ánh sáng khi chụp ảnh: Ngoài tam giác đo sáng ISO – tốc độ – khẩu độ thì việc giảm bớt lượng sáng đi vào cảm biến cũng phụ thuộc khá lớn vào kính lọc. Như đã trình bày, không phải lúc nào thân máy và ống kính cũng làm tốt nhiệm vụ điều khiển lượng ánh sáng đi vào cảm biến. Với những trường hợp bạn không thể điều chỉnh các thông số thêm được nữa thì kính lọc sẽ là cứu tinh cho bạn.
– Cho ra nhiều hiệu ứng màu sắc khác nhau: Bạn có chắc là bạn có đủ khả năng để hậu kỳ chỉnh sửa ảnh như ý mình không? Phần lớn chúng ta ỷ lại vào các phần mềm chỉnh sửa ảnh, cứ tự nhủ chỉ cần chụp RAW về là dư sức cho ra ảnh như mình muốn sau khi đã qua Photoshop hoặc Lightroom. Nhưng ngay chính các cao thủ trong khâu hậu kỳ cũng thừa nhận rằng không thể có được những hiệu ứng ấn tượng như khi sử dụng kính lọc, đặc biệt là các loại kính lọc đắt tiền.
Nguồn: https:/kpnet.vn/ban-co-bao-gio-tu-hoi-tai-sao-phai-dung-kinh-loc-cho-may-anh.html