Tư vấn và Chia sẻ
Member
Chống thấm ngược còn có tên gọi khác là chống thấm nghịch. Đây là phương pháp sơn chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm.
Chúng ta cũng có thể giải thích một cách đơn giản như sau: “Khi nước ngấm từ mặt bên ngoài tường vào thì ta sẽ chống thấm ở bên trong tường thì gọi là chống thấm ngược. Hoặc khi nước ngấm từ trong bể ra, ta sẽ chống thấm ở ngoài bể cũng gọi là chống thấm ngược”
KHI NÀO CẦN XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM NGƯỢC
Các trường hợp phổ biến như:
Có 2 phương pháp được sử dụng phổ biến mang lại hiệu quả:
1. Chống thấm ngược bằng Sika
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ máy móc
2. Chống thấm ngược bằng màng khò đàn hồi
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công chống thấm
Chúng ta cũng có thể giải thích một cách đơn giản như sau: “Khi nước ngấm từ mặt bên ngoài tường vào thì ta sẽ chống thấm ở bên trong tường thì gọi là chống thấm ngược. Hoặc khi nước ngấm từ trong bể ra, ta sẽ chống thấm ở ngoài bể cũng gọi là chống thấm ngược”
Lưu ý: Sử dụng phương pháp chống thấm ngược đòi hỏi kỹ thuật phải điêu luyện, người có tay nghề cao, vì thế nên chúng ta thường không sử dụng phương pháp này. Chỉ khi mà không thể sử dụng được phương pháp chống thấm thuận thì mới phải dùng đến chống thấm ngược.
KHI NÀO CẦN XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM NGƯỢC
Các trường hợp phổ biến như:
- Thấm tường do nước lọt vào giữa 2 khe nhà giáp nhau: Mỗi khi mưa to, nước vẫn chảy vào khe mặc dù đã úp tôn. Lúc này tường của nhà nào mới xây, không trát được bên ngoài thì hậu quả sẽ bị thấm nặng nề.
- Bể bơi, bể chứa nước ngầm có nguy cơ bị thấm do mạch nước bên ngoài
- Tường bên ngoài bị thấm do vết nứt rạn hoặc do tường đã cũ:
- Thấm do chung tường với nhà bên cạnh: Nước thấm từ sân thượng hoặc từ nhà vệ sinh hàng xóm.
- Do áp lực nước ở bên trong tường đẩy lớp chống thấm, muốn lớp chống thấm tách khỏi tường vì thế, nguyên tắc là lớp chống thấm phải có độ bám dính tường tốt và có tính đàn hồi cao.
Có 2 phương pháp được sử dụng phổ biến mang lại hiệu quả:
1. Chống thấm ngược bằng Sika
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ máy móc
- Vật liệu để thi công: Sika Latex
- Dụng cụ máy móc: Khoan, đục nhon, búa đục, búa băm, bàn chải sắt, chổi, bay trát vữa …
- Băm đục các lớp vữa, xi măng và bê tông bám thừa trên bề mặt
- Xử lý các khe nứt sâu cho đến khi gặp phần bê tông rắn chắc
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, đảm bảo không còn bụi bẩn để giúp cho việc thẩm thấu chất chống thấm được hiệu quả hơn.
- Cần cố định lại, bảo vệ cổ ống thoát xuyên sàn bằng vữa đổ bù không co ngót
- Quét lớp lót chống thấm lên bề mặt, sau đó đợi khoảng 2 – 3h để lớp lót chống thấm khô
- Quét lớp chống thấm sika lên, trung bình mình sẽ quét từ 2 – 3 lớp. Chờ khoảng 3 – 4h để lớp chống thấm khô rồi sau đó quét lớp thứ 2, làm tương tự với các lớp khác.
- Ngâm nước để kiểm tra, tiến hành gia cố lại nếu xảy ra trục trặc, lát hoàn thiện và bàn giao
- Chống thấm ngược bằng Sika
2. Chống thấm ngược bằng màng khò đàn hồi
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công chống thấm
- Đục bỏ hết các lớp vữa thừa cho đến khi gặp phần bê tông rắn chắc, nếu bề mặt lồi lõm quá thì cần sử dụng thêm máy mài để làm phẳng bề mặt vì bề mặt lồi lõm có thể sẽ làm rách màng.
- Tiến hành trám, vá bề mặt bê tông bị lõm, rỗ
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt khỏi bụi bẩn, dầu mỡ và các loại tạp chất khác.
- Dùng lu sơn hoặc chổi quét để quét lên bề mặt bê tông, tường nhà, chân nhà … lưu ý là cần quét đều. Chờ khoảng 6 giờ để lớp lót khô (bạn cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay là được) rồi bắt đầu tiến hành dán màng chất chống thấm.
- Trải tất cả các tấm màng ra hết bề mặt để chuẩn bị đèn khò thổi lên các tấm trải, phải đảm bảo bề mặt khò úp xuống dưới.
- Bắt đầu làm nóng bằng đèn khò. Bề mặt sẽ bị tan chảy vầ lớp nhầy sẽ bám dính vào bề mặt đã sơn lót
- Nếu bề mặt thi công chống thấp có độ nghiêng thì làm từ thấp lên cao
- Lưu ý là cần phân bổ nguồn nhiệt đồng đều. Dùng con lăn hoặc chân ép phần màng vừa khò để tạo thành bề mặt phẳng, tránh cho việc nhốt bọt khí.
- Chống thấm ngược bằng màng khò
- Tại các vị trí chồng mí: Dùng đèn khò đốt chảy mép màng rồi rung bay miết mạnh, làm kín phần tiếp giáp.
- Nếu sau khi thi công xong thấy có xuất hiện bong bóng khí làm phồng rộp màng thì cần lấy vật sắc nhọn chọc thủng để thoát hết khí rồi dán đè một tấm khác lên với biên độ chồng mí là 50mm
- Sau khi thi công màng chống thấm xong thì lập tức làm lớp bảo vệ để tránh màng bị rách, bong, rộp khỏi bề mặt do sự co giãn khi nhiệt độ thời tiết thay đổi.
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành diễn đàn: